Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Tết Âm Lịch

6 tục lệ ngày tết của người Việt


Tết, là một dịp đặc biệt trong một năm, là thời điểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa cũng như các phong tục trong ngày Tết truyền thống như thế nào nhé.

Mỗi độ xuân về là lòng người lại nao nức một cách khó tả. Những người con xa quê luôn mong được trở về nhà; được đoàn tụ với ông bà, cha mẹ là điều hạnh phúc nhất. Vứt bỏ những nỗi lo cơm áo, gạo tiền để có được dịp thoải mái sống cùng những người thân yêu. Có phải đây là nỗi lòng của rất nhiều bạn trẻ lên đường lập nghiệp đúng không?

Chính vì mỗi năm chỉ có một lần về quê ăn Tết, chúng ta đừng nên cùng nhau thực hiện các tục lệ ngày Tết này cùng nhau.

Dọn dẹp nhà cửa để đón Tết

Ngày Tết mọi thứ đều phải thật sự mới mẻ. Đúng như câu “Tiễn năm cũ, đón năm mới” như ông bà thường bảo. Vì thế dọn dẹp là tục lệ đầu tiên cần phải làm trước Tết. Sơn sửa nhà cửa, dọn dẹp chén đũa, sắm sửa vật dụng mới,… Tất cả đều làm vì hy vọng bước sang năm mới được sung túc hơn năm cũ.

Đã là Tết Việt Nam thì mọi thứ đều được làm theo những gì được truyền lại. Từ đời này sang đời khác vẫn phát triển, tuy có một số thay đổi nhỏ. Loại bỏ những tục lệ rườm rà không đáng đã thích nghi nhiều hơn với cuộc sống hiện đại. Nhưng chắc chắn, có những điều dù nhỏ vẫn không thể từ bỏ được vì đó là cội nguồn.

Mua hoa chưng Tết

Tục lệ ngày Tết đặc trưng không thể bỏ qua đó là mua hoa chưng. Những bó hoa, chậu bông cây kiểng điều là nét tô điểm cho mùa Tết thêm rộn ràng. “Xuân về trăm hoa đua nở”, mùa đâm chồi nẩy lộc. Ngoài ý nghĩa làm đẹp, những đóa hoa còn mang đến những sự may mắn, tài lộc cho năm mới đến. Vì vậy, không chỉ có mẹ mà các ông bố đều muốn tìm cho mình được những chậu cây đẹp nhất.



Đặc biệt, mỗi loài hoa thường mang những ý nghĩa riêng. Người thích Lộc – Phát; người thì chỉ cần vừa đủ là hạnh phúc nên việc chọn hoa của từng nhà luôn mang một nét đặc trưng riêng. Những đóa hoa, cành cây như một lời gửi gắm đến năm mới của một gia đình.

Phong tục tiễn ông Công ông Táo về trời

Từ ngày biết dùng lửa, con người đã thờ ông Táo. Ông là vị thần giữ nhà, lo cho căn bếp luôn được ấm cúng. Và mỗi năm thì ông cũng được vài ngày “xả hơi” để về Thiên Đình bẩm báo chuyện dân gian. Và tục lệ tiễn ông Táo về trời là không một ai được quên.

Nếu 3 phong tục trên là hương sắc của ngày Tết thì đây chính là nguồn cội. Chúng ta đều phải hiểu rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đặt niềm tin nơi đâu, nơi đó sẽ cho bạn một sự bình yên.

Nấu bánh chưng bánh tét

Những năm trước đây, tục lệ này thường chỉ được thấy ở những vùng quê đất rộng, đông con. Nhưng hiện nay thì nó dần trở thành quen thuộc đối với cả dân thành thị. Trời bắt đầu sang xuân, nhất là những tháng gần Tết là nhà nhà đua nhau đi mua lá về gói bánh. Tuy sẽ có người nấu ngon nấu không đạt nhưng nó lại mang một ý nghĩa sâu hơn. Cả nhà cùng nhau gói rồi nấu bánh, chờ bánh chín và nhận thành quả. Đó là niềm vui năm mới của cả gia đình, đoàn tụ, quây quần cùng nhau.

Ai đi xa quê, chắc sẽ nhớ về tục lệ ngày Tết gói bánh này ở quê nhà. Bởi không phải ở đâu chúng ta cũng có thể có được không khí Tết như nơi đây.

Tục đón Giao thừa

Tục nói rằng, giao thừa chính là lúc trời đất gặp nhau. Lúc này, mọi linh khí mang đến cảm giác dâng trào đến khó tả. Bàn cúng Giao thừa đánh dấu cho việc kết thúc năm cũ, bắt đầu chào đón năm mới hưng vượng hơn. Một mâm cúng mặn hoặc trái cây cho Giao thừa là tùy vào mỗi nhà. Đồng thời, trên bàn thờ Tổ tiên cũng phải có những loại trái cây truyền thống. Miền Nam thường có “Cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài hoặc Thơm”.



Xông đất Mồng 1

Tục lệ ngày Tết của Việt Nam thú vị nhất chính là xông đất vào Mồng 1. Người bước vào nhà của chủ nhân đầu tiên phải là người hợp số mệnh; tài vận thì mới đem đến được sự may mắn cả năm cho chủ nhà. Vì thế, người kỹ tính thường lựa chọn rất kỹ người bước vào nhà mình ngày Mồng 1 Tết. Hay người có tang trong năm sẽ tự khắc biết và sẽ không đến thăm nhà vào ngày đầu tiên của năm này.

Đây chính là 6 phong tục truyền thống của người Việt Nam. Chắc rằng khi bất cứ ai đi đâu vẫn sẽ nhớ về nơi Cha đất Tổ. Gắn liền với tuổi thơ, cùng những tục lệ ngày Tết đặc biệt mà không đâu có được.