Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Tết Âm Lịch

Cách bài trí bàn thờ ngày Tết


Đối với người Việt, Tết là thời điểm quan trọng nhất của một năm. Thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, nên ai cũng mong chờ mọi điều tốt đẹp hơn. Điều đầu tiên đó chính là trưng bày bàn thờ ngày Tết làm sao cho thật ấm cúng, đủ đầy.

Bàn thờ gia tiên chính là niềm tin của mỗi con người đất Việt. Mọi sự gởi gắm những mong ước trọn vẹn hơn khi bắt đầu một năm mới. Ai ai cũng mang trong lòng một tình yêu, sự kính trọng đối với bật Tổ tiên đã mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp của hiện tại.

Tùy vào hoàn cảnh của mỗi người, điều kiện sống thì mỗi nhà đều có cách bày trí bàn thờ ông bà khác nhau. Nhưng trên hết họ đều có một lòng chân thành, nhớ ơn bề trên đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình.


Điều lưu ý khi bày bàn thờ ngày Tết cổ truyền

Theo phong thủy, việc bày cúng bàn thờ cần đúng cách. Không quá dư thừa nhưng cũng không được thiếu thốn những món vật quan trọng. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” luôn là quan niệm sống của hầu hết mọi người. Chính vì vậy, việc lựa chọn vị trí, đồ cúng và câu niệm cũng phải chuẩn xác.
Bàn thờ gia tiên phải luôn sạch sẽ

Bàn thờ trong mỗi gia đình là nơi thiêng liêng, luôn cần được kính trọng. Và sạch sẽ là điều quan tâm hàng đầu khi thờ cúng ông bà Tổ tiên. Đừng để đến cận Tết mới thực hiện việc lau chùi, quét dọn bàn thờ. Bởi vì chúng ta phải biết rằng đó là nơi ông bà về ngự, là nơi cần được tôn trọng và giữ gìn sạch sẽ. Điều này vừa thể hiện thói quen sống và nhất là lòng hiếu thảo của mỗi con người. Vì dù một người đã mất đi, bàn thờ chính là hiện thân của họ ở cõi phàm để con cháu mãi nhớ về và biết ơn.

Hãy thật cẩn thận, tỉ mỉ khi dọn dẹp bàn thờ. Tránh sử dụng vật dụng cho bàn thờ chung với những hoạt động khác ở trong nhà. Bao gồm khăn lau, chổi quét bụi, ly nước, bình hoa,… Mọi thứ cần được giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp. Ngoài việc lau bàn thờ bằng nước sạch, bạn cũng có thể chọn loại nước lá trầu, rượu trắng hay lá bồ để sử dụng.
Đánh bóng bộ lư đồng và bát hương

Trong cách bày bàn thờ ngày Tết thì khô thể nào thiếu lư đồng và bát hương. Đó là hai vật phẩm luôn luôn có trên bàn thờ của người Việt Nam. Khác với việc lau bụi thường xuyên thì lư đồng chỉ cần đánh bóng 1 năm 1 lần mà thôi. Vì vậy, bạn sẽ thấy khoảng thời gian giáp Tết các ông bố thường sẽ tìm đến những nơi làm đánh bóng lư đồng. Chỉ trong nháy mắt, những chiếc lư, chân đèn đồng đều trở nên sáng bóng. Góp phần mang đến một diện mạo mới mẻ, tươi sáng hơn để bắt đầu một năm mới.

Mỗi độ xuân về, Tết đến thì những việc dọn dẹp này thường dành cho các bậc nam nhân. Vừa thể hiện lòng hiếu kính của mình vừa giúp được người phụ nữ của gia đình sau một năm dài vất vả. Chia sẻ công việc, chan hòa tình thương của cả gia đình cũng là ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. Bởi cuộc sống đôi lúc bận rộn nhưng vẫn có thời gian lắng lại để cảm nhận yêu thương.
Chuẩn bị đồ cúng gia tiên

Sau những công việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ thì đó là lúc lựa chọn những món đồ cúng. Việc trưng bày bàn thờ ngày Tết truyền thống không bao giờ là chuyện đơn giản. Mọi điều đều được truyền từ đời này sang đời khác, mẹ truyền con nghe; hay cha truyền con nối. Đây là một truyền thống tốt đẹp luôn cần được gìn giữ và phát huy.

Chắc chắn rằng, đây không phải là một việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Người điều khiển những buổi cúng Tổ tiên này cần có một kiến thức nhất định. Đầu tiên là xem hướng của ngôi nhà, tuổi và vận hạn của cả gia đình gia chủ. Sau đó họ mới biết được hướng cúng hợp trong năm mới là gì, như vậy mọi thứ sẽ chu đáo hơn. Năm mới bắt đầu mọi điều đến đều thuận lợi, thành công.

Cách bày trí trên bàn thờ gia tiên ngày Tết như thế nào?

Trên bàn thờ cúng Tết, mỗi vị trí đã được sắp đặt cố định từ trước đến nay. Cụ thể như sau:

 - Chính giữa là chỗ để đặt bát hương, và trong đó có một cây trụ để sử dụng nhan khoanh ngày tết
 - Chuẩn bị thêm 2 bát hương đặt bên trái và phải tạo một hình tam giác
 - Hai góc ngoài bàn thờ lúc nào cũng phải có 2 cần đèn dầu hoặc đèn cầy. Chúng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng
 - Đồ cúng trên bàn thờ thường là một bộ quần áo, giấy tiền vàng mã. Hiện nay thì có thêm nhà cửa, xe cộ, điện thoại,…
 - Ngoài ra, không thể nào thiếu chung nhỏ, bình trà và một mâm ngũ quả truyền thống
 - Đừng quên một bình rượu ngon, bánh mứt hay bánh chưng bánh giầy thêm phần sung túc hơn
 - Trưng bày những bình hoa tươi trên bàn thờ thể hiện sự tươi mới trong năm mới đến

Về mâm ngủ quả, thông thường thói quen bày bàn thờ ngày Tết của người Nam và người Bắc hơi khác nhau. Nếu là người miền nam người ta thường chọn “cầu - sung - dừa - đủ - xoài”; còn người miền bắc thì lại chọn Phật thủ, chuối có hình bàn tay mang ý nghĩa bao bọc, bảo vệ. Hoặc cũng có thể là món dưa hấu, bưởi nguyên cành đều mang lại những hương sắc đặc trưng cho mùa Tết.

Trên đây là những dòng chia sẻ của tetamlich về những lưu ý nhỏ trong những ngày Tết gần kề. Chúc mọi người có một năm mới đầy đủ, sung túc - ấm no và thật nhiều may mắn.