Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Tết Âm Lịch

Tết Nguyên Đán 2018 - Học sinh HCM được nghỉ 16 ngày

By     Không có nhận xét nào:
Học sinh các cấp từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm giáo dục nghề và giáo dục thường xuyên tại Tp.HCM sẽ nghỉ Tết 12 ngày, từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 23/2/2018 (từ 27 tháng Chạp năm Bính Thân đến mùng 8 tháng Giêng năm Đinh Dậu), và đi học lại bình thường vào ngày 26/2 (tức 11 tết). 

Nếu tính luôn các ngày nghỉ cuối tuần thì dịp tết âm lịch 2018, học sinh Tp.HCM được nghỉ 16 ngày. Đối với các trường khối CĐ, TCCN, căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học, hiệu trưởng các trường quyết định thời gian nghỉ tết cho học sinh, sinh viên.

Xem thêm

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Tết Âm Lịch

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2018 - Tết 2018 được nghỉ mấy ngày

By     Không có nhận xét nào:
Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, là một trong những ngày nghỉ được quy định trong bộ luật lao động. Để tiện cho việc lên kế hoạch cho những chuyến du lịch ngắn ngày, tet-amlich.com xin trả lời câu hỏi "tết dương lịch 2018 được nghỉ mấy ngày"

Theo bộ luật lao động, người lao động được nghỉ 1 ngày vào dịp tết Dương lịch, đó là vào ngày 1/1/2018.

Tuy nhiên, tết Dương lịch 2018 lại rơi vào thứ 2, vậy nếu tính luôn hai ngày nghỉ cuối tuần trước đó thì tổng số ngày nghỉ vào dịp tết Dương lịch 2018 là 3 ngày.

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2018: tổng cộng số ngày nghỉ là 3 ngày, tức từ ngày 30/12/2017 đến hết ngày 1/1/2018.


Xem thêm
Tết Âm Lịch

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 - Tết 2018 là ngày mấy dương lịch

By     Không có nhận xét nào:
Để tiện cho việc mua vé tàu xe, máy bay trước để chuẩn bị ngày về quê ăn tết nguyên đán Mậu Tuất 2018, tet-amlich.com xin trả lời câu hỏi nhiều bạn thắc mắc: Tết Âm Lịch 2018 là ngày mấy dương lịch ?

Theo lịch năm 2018 thì ngày mùng 1 tết sẽ vào ngày 16/02/2018.

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã thống nhất lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2018 như sau: người lao động được nghỉ tết nguyên đán 5 ngày, từ ngày 29 tháng chạp đến hết mùng 3 tết.

Như vậy người lao động sẽ được nghỉ Tết 2018 vào các ngày 14, 15, 16, 17, 18 tháng 2 năm 2018 Dương lịch (theo Bộ luật lao động sửa đổi).

Ngày mùng 2 và mùng 3 tết (nhằm ngày 17 và 18 tháng 2 năm 2018 dương lịch) rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần là thứ 7 và chủ nhật, nên người lao động được nghỉ bù thêm hai ngày tiếp theo, nâng tổng số ngày nghỉ lên 7 ngày.

Vậy tổng số ngày tết Nguyên đán 2018 là 7 ngày, từ ngày 29 tháng chạp năm Đinh Dậu 2017 đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018 (nhằm ngày 14/02/2018 đến hết ngày 20/02/2018 Dương lịch).

lich nghi tet 2018 - http://tet-amlich.com

Xem thêm

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Tết Âm Lịch

Quốc Khánh 2/9/2018 được nghỉ 3 ngày

By     Không có nhận xét nào:
Theo quy định của Luật Lao Động, thì người lao động sẽ được nghỉ một ngày vào ngày 2/9 hàng năm. Quốc Khánh 2/9 năm 2018 được nghỉ mấy ngày?

Quốc Khánh 2/9 năm 2018 rơi đúng vào ngày Chủ Nhật, tức là ngày nghỉ cuối tuần, vì thế người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ Hai ngày 03/09/2018. Vậy tính luôn ngày nghỉ cuối tuần thì năm nay người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày vào dịp Quốc Khánh 2/9

Lịch nghỉ cụ thể dịp Quốc khánh 2/9: Thứ bảy ngày 01/09/2018 đến Thứ Hai ngày 03/09/2018 (Nghỉ bù theo Luật Lao động)


Xem các ngày nghỉ lễ khác trong năm 2018

Xem thêm

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Tết Âm Lịch

Quốc Khánh 2/9 được nghỉ mấy ngày?

By     Không có nhận xét nào:
Hãy lên kế hoạch cho những chuyến du lịch nhỏ vào dịp 2/9 này, vì chúng ta được nghỉ tận 3 ngày đấy các bạn ah.

Quốc Khánh 2/9 là một ngày nằm trong danh sách các ngày nghỉ hàng năm được quy định trong bộ luật lao động. Vào dịp 2/9 năm nay, sẽ được nghỉ mấy ngày?

Vì ngày 2/9 rơi vào ngày thứ bảy, nên được nghỉ bù thêm một ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lên đến 3 ngày.

Lịch nghỉ cụ thể dịp Quốc khánh 2/9: Nghỉ 3 ngày từ ngày 2/9 - 4/9/2017



Xem thêm

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Tết Âm Lịch

Lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ mấy ngày

By     Không có nhận xét nào:
Dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm là Tết Nguyên Đán
Và dịp nghỉ lễ dài thứ hai đó chính là lễ Giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc Tế Lao Động 1/5

Năm nay, lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ mấy ngày?
Ngày 30/4 năm nay rơi vào ngày chủ nhật, do đó người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày, đó là thứ ba ngày 2/5/2017.

Tổng số ngày nghỉ cho dịp 30/4 và 1/5 là 4 ngày, từ ngày 29/4 - 2/5/2017



Nếu bạn vẫn chưa thể đi du lịch vào dịp 30/4 này, thì có thể lên kế hoạch cho kỳ nghỉ Quốc Khánh 2/9 tới.
Xem thêm
Tết Âm Lịch

Giỗ tổ Hùng Vương 10.3 được nghỉ mấy ngày

By     Không có nhận xét nào:
Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch, là một ngày lễ truyền thống được tổ chức hàng năm tại đền Hùng  - Phú Thọ. Đây là ngày lễ lớn nhằm giáo dục con cháu trong việc nhớ ơn tổ tiên, nhớ ơn vua Hùng đã có công dựng nước.

Vậy lễ 10/3 sẽ được nghỉ mấy ngày?

Bộ Nội vụ đã có công văn chính thức về lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương như sau:

Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) rơi vào ngày thứ năm, nhằm ngày 06/04/2017 dương lịch. Theo luật lao động, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày, không cộng dồn ngày nghỉ, cũng như không đi làm bù.

Vậy số ngày nghỉ chính thức của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 là 1 ngày.


Tuy nhiên các bạn cũng đừng vội buồn vì số ngày nghỉ ít, vì cuối tháng sẽ có một đợt nghỉ dài cho các bạn, đó là dịp lễ 30/4 - 1/5

Xem thêm

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Tết Âm Lịch

Cách nấu bánh chưng truyền thống

By     Không có nhận xét nào:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. 
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Có thể thấy, Tết không thể thiếu bánh chưng. Đây là loại bánh thơm ngon và mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, đó là sự biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên. Vì thế, việc cả gia đình quây quần bên bếp lửa để làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên tổ tiên là một điều hạnh phúc.



Để tạo ra những chiếc bánh vừa ngon, vừa đẹp, thì việc đầu tiền là phải chọn nguyên liệu.

Nguyên liệu để làm bánh chưng gồm có:
Lá dong: Nên chọn những lá có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, độ non già phải phù hợp, không được quá non, cũng không quá già, hãy chọn những chiếc lá bóng, có màu xanh đậm và cuống thì nhỏ.

Sau khi chọn được những chiếc lá gói bánh chưng ưng ý nhất thì hãy đem rửa sạch, sau đó phơi lá ở chỗ thoáng gió, nhớ rằng chỉ cần phơi cho lá ráo nước.

Lựa chọn loại nếp ngon

Trong cách nấu bánh chưng ngon thì phần gạo nếp là điểm quyết định nhiều nhất. Sự thành công của chiếc bánh đa phần là do gạo nếp quyết định. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn loại nếp mùa, nếp cái hoa vàng; bởi chúng có màu sắc đều nhau và diện mạo vô cùng bóng bẩy.

Khi đã lựa chọn được loại nếp ngon, sẽ là bước ngâm gạo nếp.

 - Gạo nếp được ngâm trong nước lạnh khoảng 10 – 12 giờ; rồi vo sơ rồi để ráo nước.
 - Xóc gạo với một ít muối trắng vừa cho vị đậm đà.
 - Nếu muốn nếp được xanh và thơm hơn, có thể dùng thêm lá nếp rồi xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm với gạo nếp.

Đặc trưng của bánh chưng chính là vị mặn của nếp hòa với vị thơm của đậu cũng như sự béo ngậy của thịt. Vì vậy, để tạo nên được hương sắc này chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Lựa chọn đậu xanh và dây lạc

Đậu là phần nhân nằm gần tâm bánh nhất. Vì vậy, bạn có thể chọn mua loại đậu đã tách bỏ hoặc chưa tách. Đối với đậu tách vỏ chỉ cần ngâm với nước; nhưng ngược lại, loại chưa bóc vỏ cần được làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Tuy bước này hơi tốn thời gian nhưng sử dụng đậu xanh nguyên vỏ sẽ có độ thơm ngon và vệ sinh hơn rất nhiều.

Phần dây lạc gói bánh chưng thường dài khoảng 70 – 90 cm. Hãy cạo lớp vỏ bên ngoài rồi chẻ chúng thành những miễng đều nhau. Lời khuyên cho bạn là hãy ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm dẻo. Sau khi chẻ thành lạc thì đem phơi khô, khi đó bánh được gói sẽ chắc tay và dễ buộc hơn.
Lựa chọn hành và thịt heo

Gói bánh chưng ngon không thể thiếu thịt và hành khô. Đem hành khô bóc sạch vỏ rồi thái nhỏ. Chuẩn bị thêm ít tiêu xay.

Nhân bánh chính là phần thịt heo có cả mỡ và nạc, thường sẽ dùng thịt ba chỉ. Mỡ thịt sẽ mang đến một vị béo tự nhiên tượng trưng cho sự khỏe mạnh; phần thịt nạc như mang đến niềm vui nhiều hơn vào năm mới.

 - Cắt đều các miếng thịt rồi đem ướp cùng gia vị vừa đủ
 - Rắc thêm một ít tiêu để dậy mùi thơm cùng vị the the sau khi bánh được nấu chín
 - Tuy nhiên, không nên dùng nước mắm đế ướp thịt trong bánh chưng. Bởi chúng sẽ khiến bánh mau bị hư.

Gói bánh chưng

Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị nguyên liệu, bạn sẽ bước đến thao tác gói bánh. Thông thường, với người đã có kinh nghiệm người ta thường dùng bằng tay của mình để gói bánh chưng. Tuy nhiên, với người chưa thành thạo thì việc sử dụng khuôn là điều tất nhiên. Một chiếc bánh thường được gói từ 5 – 6 lá dong. Việc đong lượng gạo và nhân tùy thuộc vào kích thước của bánh.

 - Đặt 2 lá dong so le ở 2 góc.
 - Cho vào khuôn 1 chén gạo nếp, cùng 1/2 nắm đậu xanh dàn mỏng trên mặt gạo.
 - Xếp thêm 2 miếng thịt vào giữa, trung tâm bánh; rồi tiếp tục cho phần đậu xanh lên trên.
 - Cuối cùng là lắp đầy khuôn bằng chén gạo nếp.

Dùng tay bẻ gập lá gói vuông có thành cao theo độ dày thân bánh. Tiếp theo, buộc dây lạc chéo theo hình chữ thập. Nhớ gói chắc tay, để tránh làm bung bánh trong khi luộc.

Luộc bánh chưng

Cách nấu bánh chưng là khâu quan trọng nhất để có chiếc bánh ngon và đẹp. Thường thì luộc bánh tốn khá nhiều thời gian và công sức chờ đợi. Hãy nhớ những nguyên tắc luộc bánh chưng sau đây:

 - Chèn bánh chặt để bánh không bị vỡ khi nấu
 - Phần lá bánh còn dư sau khi gói cho vào nồi để tạo hương thơm và giữ nhiệt
 - Luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhử hơn bếp ga hay than đá
 - Trước khi cho bánh vào nồi, nhớ xếp dưới đáy nồi lạc hoặc các sóng lá dong. Điều này giúp bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi; đồng thời phần nước luộc sẽ xanh hơn
 - Nối bánh luôn đủ lửa đun sôi, tiếp nước liên tục cho nồi bánh chưng. Không nên đổ nước lạnh khi tiếp thêm nước vì chúng sẽ làm bánh nửa chín, nửa sống.

Thời gian để bánh chín thường là 12 tiếng đồng hồ. Bánh chưng nấu xong, vớt ra xếp thành nhiều lớp; rồi dùng một vật nặng đè cho ra hết nước. Thường là miếng gỗ phẳng, hay mâm lớn. Thao tác nhỏ này sẽ khiến bánh chưng được nấu chín thêm phần chắc và mịn.

Xem thêm
Tết Âm Lịch

Làm mứt cà rốt thơm ngon cho ngày Tết

By     Không có nhận xét nào:
Nhắc đến các món ẩm thực đặc trưng ngày Tết người ta sẽ nghĩ đến ngay các loại mứt. Với năm mới 2017 này, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi đi nào. Học cách làm mứt cà rốt vừa thơm ngon, vô cùng bổ dưỡng cho cả gia đình. Đặc biệt hơn, món mứt cà rốt này còn đem lại hương vị mới lạ hơn trong ngày Tết đến.

Mứt là món không thể thiếu trong ngày tết, các món mứt truyền thống thường là mứt dừa, mứt dẻo, mứt bí... nhưng có một món mứt vừa thơm ngon, và bổ dưỡng, lại đơn giản dễ làm mà hôm nay tet-amlich.com muốn giới thiệu đến bạn, đó là món mứt cà rốt.

Để làm món mứt cà rốt thơm ngon, điều quan trọng trước tiên là việc chọn nguyên liệu.

Nguyên liệu gồm có:
- Cà rốt: chọn những quả có màu cam đậm tự nhiên, vỏ nhẵn.
 - Đường trắng và vanilla.
 - Nước vôi trong và phèn chua.

Đem lượng cà rốt đã được ước lượng theo đầu người trong gia đình rồi đem rửa sạch với nước. Gọt vỏ và loại bỏ những sần sùi trên thân củ rồi cắt thành lát mỏng khoảng 0,5 cm. Bạn có thể tỉa chúng thành hình mình thích. Nhưng thường loại tỉa hoa cà rốt được mọi người ưa chuộng nhất.

Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành lát mỏng khỏng 0.5cm, hoặc cắt tỉa thành những hình bạn thích.

Chọn loại vôi đã được tôi sẵn, pha loãng cùng với nước rồi để lắng đọng. Cuối cùng là gạn phần nước trong phía trên để dùng làm nguyên liệu chính.

Cho cà rốt vào ngâm trong nước vôi trong khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra rửa sạch 2 -3 lần để rửa sạch mùi vôi. Việc ngâm cà rốt vào nước vô là nhằm giúp mứt có độ giòn cứng nhất định.



Luộc cà rốt

Đun một nồi nước sôi khoảng 1,5 lít cùng với một ít phèn chua. Đến khi nước sôi, cho cà rốt vào khoảng 3 – 4 phút rồi vớt ra. Tránh đun cà quá lâu sẽ làm miếng cà rốt trở nên mềm nhũn hơn. Khi đã vớt được cà rốt ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo nước.

Ướp mứt cà rốt

Tiến hành cho cà rốt vào ướp chung với đường trắng đã chuẩn bị phía trên. Một lớp cà rốt là một lớp đường rồi xóc đều. Tỷ lệ vàng của món mứt Tết này là 1 kg cà rốt trộn chung với 500 – 600g đường. Vì cà rốt chứa rất nhiều nước nên đường rất dễ hòa tan. Vì thế, chỉ cần ngâm chúng trong khoảng 5 tiếng thôi nhé!

Bật bếp với lửa nhỏ, khi nồi nóng rồi cho hỗn hợp nguyên liệu đã được ướp vào. Lâu lâu dùng đũa trộn đều để đường thấm sâu vào bên trong mứt cà rốt. Tránh mở lửa lớn sẽ làm cho mứt bị cháy khét.

Khi nước đường bắt đầu cạn, hãy mở lửa ở mức nhỏ nhất. Đảo qua lại để tránh làm đường bị khét khi bắt đầu khô. Và chỉ khi mọi thứ trong chảo đã khô, ráo đều hãy cho thêm vài giot vani vào trong mứt. Nhanh tay đảo qua lại một vài lần rồi bắt bếp xuống.


Cứ như vậy, tay đảo đều đến khi phần mứt cà rốt ráo hẵn bề mặt. Tốt nhất hãy sấy khô chúng bằng lò vi sóng để giữ được lâu hơn. Cuối cùng là cho chúng vào hủ thủy tinh hoặc bao nilong. Tránh tiếp xúc với không khí dễ sinh ra nấm mốc, làm hỏng phần mứt ấy.


Xem thêm
Tết Âm Lịch

Sức khỏe mùa Tết: Cách giải rượu nhanh nhất

By     Không có nhận xét nào:
Mỗi độ Tết đến chúng ta không thể nào tránh khỏi việc “quá chén” với người thân hay bạn bè. Nếu là bình thường thì sức khỏe sẽ trở lại rất nhanh, nhưng mùa Tết thì không. Với mật độ uống bia rượu nhiều như vậy bạn cần ghi nhớ cách giã rượu nhanh nhất này ngay thôi. Chúng sẽ có ích cho sức khỏe của cả gia đình, nhất là những “quý ông”.


Thói quen ăn uống ngày Tết đã trở thành truyền thống trong mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức về mức độ uống bia rượu của mình. Vì vậy, đây là giai đoạn khiến các bà mẹ, vợ quan tâm sức khỏe chồng, con mình nhiều nhất. Chắc chắn rằng dưới đây chính là bí quyết giải rượu bia hiệu quả mà các chị đang tìm.

Tránh được tình trạng say quá sức

Trên thực tế, có nhiều người thường không biết lượng sức mà uống. Họ cứ cố uống thật nhiều khi được mời hay bị kích thích để chứng tỏ “tửu lượng”. Nên việc đầu tiên để cách giải bia này hiệu quả nhất chính là không nên uống quá nhiều hơn sức của mình.

Hãy nhớ đừng uống bia, rượu khi bụng còn đói. Điều này không những dễ làm bạn dễ xỉn hơn mà còn khiến bạn bị đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Đào thải chất độc

Vì sao chúng ta cần biết cách giã rượu nhanh nhất? Chúng ta đều biết rằng bia rượu chính là một loại cồn, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Sau khi xỉn, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và rất khó chịu; nhất là ở vùng bụng. Cách giải suy nhất vào lúc này là để cơ thể tự động đào thải. Nôn tất cả mọi thứ đang ở trong bụng ra ngoài, đừng cố kìm nén sẽ làm bạn thêm khó chịu.

Một số người thường có thói quen uống thuốc giải rượu trước mỗi bữa tiệc, đó là điều sai. Nhất là trong dịp lễ Tết thì uống bao nhiêu là đủ? Tất nhiên là thuốc sẽ để lại những tác dụng phụ cho cơ thể. Vì thuốc giải rượu không thể đào thải cồn ra khỏi cơ thể mà là giữ lại ở bên trong. Nếu thực hiện trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng xơ gan rất nguy hiểm.

Ăn món ăn giải rượu

Lúc này, bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng một bát cháo hay súp nóng sau khi nôn. Cách giã rượu nhanh này giúp thu nạp thêm kali và muối natri đã bị tiêu hao trước đó. Thức ăn nóng, lỏng vừa tốt cho dạ dày, vừa giúp phục hồi sau khi say một cách nhanh chóng.
Thanh lọc cơ thể

Nếu bạn hỏi uống gì để giải rượu thì tôi sẽ nói đó là một ly nước lọc vào sáng hôm sau. Một khi uống nhiều bia rượu cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều; vì vậy bổ sung nước chính là thói quen bạn cần xây dựng sau khi xỉn. Đặc biệt là Tết, uống càng nhiều bia càng phải uống thêm nhiều nước vào hôm sau nhé!

Sau đó, một ly sinh tố hay nước ép trái cây cung cấp lượng đường fructose giúp giải rượu nhanh hơn. Nếu có thể ly chuối và mật ong sẽ vừa cung cấp dinh dưỡng và đường cho cơ thể là tốt nhất.

Nếu bạn là người thích uống trà thì một ly atiso quả là tuyệt vời. Hưởng trong tiết trời se lạnh của mùa xuân quyện cùng hơi ấm của tách trà sẽ làm cơ thể, tinh thần bạn thoải mái hơn. Đồng thời, atiso còn giúp giảm đau quặn dạ dày hiệu quả.

Ăn sáng với một ly cafe

Kết hợp bữa sáng khác với ngày bình thường của mình một tí sẽ tốt hơn. Vì sau khi say xỉn các dây thần kinh trên đầu sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhứt. Để chấm dứt hiện tượng này cần bổ sung chất cafein để làm giảm sự căng phồng mạch máu, giảm nhứt đầu.

Vận động cơ thể

Chắc chắn rằng vào ngày Tết không ai muốn thức dậy và ra đường quá sớm phải không? Nhưng tốt nhất sau đêm nhậu nhẹt bạn cần vận động một tí. Hoạt động nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn, tự sản sinh edorphin tốt cho sức khỏe. Tinh thần trở nên phấn chấn, xua tan cảm giác mệt mỏi.

Ngoài những cách giã rượu nhanh nhất trên đây vẫn còn một số mẹo nhỏ khác bạn không nên bỏ qua. Vừa tốt cho sức khỏe mùa Tết vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

 - Nói về tác dụng giải rượu đơn giản thì một ly nước mía sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.
 - Quả chanh hay tắc có vị chua chứa nhiều axit có lợi giúp lấy lại khẩu vị cho người say; giã rượu một cách hiệu quả.
 - Cà chua cũng là một sự lựa chọn dành cho người thích món ăn này. Trong cà chua chứa nhiều chất có lợi như kali, canxi, natri bổ sung vào cơ thể đầy đủ sau khi bị tiêu hao.
 - Củ gừng tươi khoảng 60g thái lát nhỏ rồi nấu với một lượng nước sôi vừa đủ; cho thêm vào đó một ít mật ong và thưởng thức. Tinh chất kết hợp giúp hóa giải nhanh chất cồn có trong người.
 - Bên cạnh việc lựa chọn atiso, bạn có thể chọn trà xanh (chè xanh).Chúng chứa axit tanic có tác dụng khử chất cồn trong bia rượu một cách hiệu quả. Thế nên, khi say nên uống 1 ly trà xanh nóng sẽ cảm thất rất dễ chịu.

Hy vọng với các cách giã rượu nhanh nhất này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mọi người trong dịp năm mới đến này. Cho dù đây là dịp Tết sum vầy gia đình nhưng cũng cần có được một sức khỏe tốt. Vạn sự khởi đầu nan –  Đầu năm suôn sẻ cả năm may mắn – Sức khỏe tràn đầy!
Xem thêm
Tết Âm Lịch

Mẹo mua sắm ngày Tết

By     Không có nhận xét nào:
Mua sắm cho ngày Tết là một điều đặc biệt, mang đến nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều áp lực. Việc mua sắm thế nào để cho không tốn nhiều thời gian, tránh lãng phí, nhưng vẫn đủ những điều cần thiết là một việc không hề đơn giản. Sau đây, tet-amlich.com xin hướng dẫn cho các bạn một số mẹo nhỏ để giúp bạn trong việc mua sắm ngày tết được tiết kiệm và tiện lợi hơn.

Lên danh sách những món cần mua
Ngày tết, việc giá cả tăng cao là điều hiển nhiên, vì thế cần phải khéo léo để tránh lãng phí bạn cần lên danh sách những món cần mua, điều này giúp bạn không mất thời gian suy nghĩ về cái cần mua, và cũng tránh bỏ sót, cũng như mua thừa những món không cần thiết.

Nên lên kế hoạch mua sắm từ sớm, vì có nhiều món phải lựa chọn đúng thời điểm để mua.

 - Cuối năm, bạn muốn đổi các đồ điện trong nhà nên chọn mua ngay ngày giảm giá sốc. Thường thì sẽ rơi vào tháng 10 đến tháng 12
 - Nếu là bia, nước ngọt nên mua những thiết kế mới của Xuân để có được sản phẩm mới nhất. Nhưng nếu bạn thích mẫu thông thường thì sẽ tiết kiệm được thêm một ít chi phí
 - Đối với bánh kẹo đón Tết cũng vậy, tùy vào từng loại bánh mà lựa chọn ngày mua cho phù hợp

Lựa chọn thời gian mua sắm

Vào những dịp cuối năm luôn là giai đoạn cao điểm của mua sắm. Nhưng bên cạnh đó các nhà phân phối hàng hóa lại thường xuyên tổ chức những sự kiện ưu đãi khá lớn. Thời điểm thích hợp để bạn tự do mua sắm ngày Tết trước cho gia đình mình là đây.

Có thể thấy được lợi ích từ việc mua sắm Tết sớm là rất nhiều, chẳng hạn như:

 - Bạn sẽ không phải chen chúc để lựa chọn mặt hàng mình ưng ý
 - Giai đoạn sản xuất những dòng bánh, kẹo, sản phẩm mới
 - Tiết kiệm được tiền vì mức giá vẫn trong giai đoạn tiền Xuân về
 - Thời gian mua hàng nhanh chóng, hưởng được dịch vụ tốt nhất
 - Hưởng được nhiều ưu đãi, giảm giá lớn trong những ngày cuối năm

Đối với gia đình thường hay đến thăm họ hàng, bạn bè cũng nên thực hiện việc mua quà Tết từ bây giờ. Khác với những giỏ hoa Tết, trái cây Tết thì việc lựa chọn những món quà bánh, rượu hoặc bia Tết thường đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, bạn sẽ không cần phải chờ đến cận Tết mới lựa chọn món quà biếu cần thời gian ngắn như vậy.

Tự chế biến các loại thực phẩm cổ truyền

Hiện nay, việc mua sắm ngày Tết có vẻ khác hơn rất nhiều những năm trước đây. Người ta bắt đầu chuộng hơn với việc tự chế biến thực phẩm mùa Tết cổ truyền hơn. Vừa an toàn, vừa hợp vệ sinh còn mang đến một bầu không khí thật ấm cúng.

Các món ăn Tết như bánh chưng, bánh tét, củ kiệu ngâm, dưa hành,… hay mứt đều là những hương vị khá quen thuộc trong lòng mỗi người. Chính vì vậy, được ăn những loại thức ăn từ tay mình làm luôn luôn có ý nghĩa nhất. Bạn chỉ cần lựa chọn được những nguyên liệu thật tốt, cùng với công thức đúng là đã có được món ăn đậm bản sắc quê hương.
Mua số lượng lớn

Điều này chỉ có lợi khi bạn mua sắm Tết cùng với dòng họ hay nhóm bạn đã có gia đình thôi nhé. Cùng nhau xác định vật phẩm ngày Tết cần mua rồi bắt đầu chung tay lựa chọn nhà phân phối tốt nhất. Nếu mua cùng nhau, với số lượng lớn thì giá thành được khấu hao là khá nhiều. Mọi người sẽ tiết kiệm thêm được một ít kinh phí để chi cho những món đồ khác. Về mặt này thì có thể mua chung các loại nguyên liệu như nước mắm, đường, nước tương,…
Phân bổ giai đoạn mua sắm

Nhiều gia đình thường có thói quen dồn để mua sắm cho một đợt. Thói quen mua sắm Tết này thường có hại chứ không có lợi chút nào. Một là bạn có thể vụt mất cơ hội được hưởng ưu đãi mới. Hai là số tiền thanh toán một lần quá lớn sẽ làm bạn thấy “hụt hẫng đầy choáng váng”. Ba là đôi khi cuối năm nhà sản xuất sẽ giới thiệu các sản phẩm mới với chất lượng tốt, bạn sẽ không thể mua thêm tiếp tục trong đợt này.

Mỗi mức độ có hại đều khác nhau, nhưng suy cho cùng chúng đều sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của chính bạn đấy. Chi tiêu dịp cuối năm luôn là một nghệ thuật. Sự tinh tế luôn nằm trong tay người có kế hoạch. Cho dù đó là người nhiều tiền hay ít tiền thì việc tiết kiệm luôn là điều tốt đúng không nào?

Không nên mua quá nhiều đồ

Khác hoàn toàn với việc mua số lượng lớn với họ hàng, bạn bè. Việc bạn mua sắm Tết quá nhiều các thứ sẽ làm bạn khó chịu về sau. Bạn hãy thử suy nghĩ sâu hơn về điều này nhé!

Tết là dịp đoàn tụ, đến thăm nhà người quen, họ hàng sau một năm dài không gặp. Chắc chắn việc ở tại nhà của nhiều gia đình hoàn toàn không nhiều như điều bạn nghĩ trước đó. Nên nếu bạn có khả năng mà vung tay mua đồ Tết quá nhiều thì sẽ ra sao?

 - Đồ ăn, bánh kẹo là những thứ sẽ dư thừa sau kỳ nghỉ là điều chắc chắn sẽ xảy ra
 - Những vật dụng cần thiết cho dịp lễ không xài đến trở thành vô dụng khi trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường

Chỉ với 2 vấn đề nhỏ đó thôi là đủ thấy chúng ta có thể bỏ đi quá nhiều đồ dụng. Trong khi đó, nếu bạn mua vừa đủ, đủ để mời khách đến thăm nhà, họ hàng đến chơi là trọn vẹn.

Và có một điều khá kỳ lạ đó là những ngày Tết chúng ta thường ăn ở nhà rất ít. Bởi ghé thăm nhà nào cũng sẽ có vài món mặn để nhâm nhi. Điều này càng dễ khiến thức ăn dư thừa nhiều hơn đấy.

Mua sắm ngày Tết là cả một quá trình kinh nghiệm đặc biệt của các bà mẹ. Làm sao để lên kế hoạch đầy đủ mà còn phải vừa đủ cho cả một dịp nghỉ Tết dài? Ghi nhớ những điều trên để phụ giúp người thân trong nhà có một mùa Xuân thật ấm cúng thì còn gì bằng phải không? Chúc các bạn có được kế hoạch chi tiêu, mua sắm mùa Tết thật hợp lý.
Xem thêm
Tết Âm Lịch

6 tục lệ ngày tết của người Việt

By     Không có nhận xét nào:
Tết, là một dịp đặc biệt trong một năm, là thời điểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa cũng như các phong tục trong ngày Tết truyền thống như thế nào nhé.

Mỗi độ xuân về là lòng người lại nao nức một cách khó tả. Những người con xa quê luôn mong được trở về nhà; được đoàn tụ với ông bà, cha mẹ là điều hạnh phúc nhất. Vứt bỏ những nỗi lo cơm áo, gạo tiền để có được dịp thoải mái sống cùng những người thân yêu. Có phải đây là nỗi lòng của rất nhiều bạn trẻ lên đường lập nghiệp đúng không?

Chính vì mỗi năm chỉ có một lần về quê ăn Tết, chúng ta đừng nên cùng nhau thực hiện các tục lệ ngày Tết này cùng nhau.

Dọn dẹp nhà cửa để đón Tết

Ngày Tết mọi thứ đều phải thật sự mới mẻ. Đúng như câu “Tiễn năm cũ, đón năm mới” như ông bà thường bảo. Vì thế dọn dẹp là tục lệ đầu tiên cần phải làm trước Tết. Sơn sửa nhà cửa, dọn dẹp chén đũa, sắm sửa vật dụng mới,… Tất cả đều làm vì hy vọng bước sang năm mới được sung túc hơn năm cũ.

Đã là Tết Việt Nam thì mọi thứ đều được làm theo những gì được truyền lại. Từ đời này sang đời khác vẫn phát triển, tuy có một số thay đổi nhỏ. Loại bỏ những tục lệ rườm rà không đáng đã thích nghi nhiều hơn với cuộc sống hiện đại. Nhưng chắc chắn, có những điều dù nhỏ vẫn không thể từ bỏ được vì đó là cội nguồn.

Mua hoa chưng Tết

Tục lệ ngày Tết đặc trưng không thể bỏ qua đó là mua hoa chưng. Những bó hoa, chậu bông cây kiểng điều là nét tô điểm cho mùa Tết thêm rộn ràng. “Xuân về trăm hoa đua nở”, mùa đâm chồi nẩy lộc. Ngoài ý nghĩa làm đẹp, những đóa hoa còn mang đến những sự may mắn, tài lộc cho năm mới đến. Vì vậy, không chỉ có mẹ mà các ông bố đều muốn tìm cho mình được những chậu cây đẹp nhất.



Đặc biệt, mỗi loài hoa thường mang những ý nghĩa riêng. Người thích Lộc – Phát; người thì chỉ cần vừa đủ là hạnh phúc nên việc chọn hoa của từng nhà luôn mang một nét đặc trưng riêng. Những đóa hoa, cành cây như một lời gửi gắm đến năm mới của một gia đình.

Phong tục tiễn ông Công ông Táo về trời

Từ ngày biết dùng lửa, con người đã thờ ông Táo. Ông là vị thần giữ nhà, lo cho căn bếp luôn được ấm cúng. Và mỗi năm thì ông cũng được vài ngày “xả hơi” để về Thiên Đình bẩm báo chuyện dân gian. Và tục lệ tiễn ông Táo về trời là không một ai được quên.

Nếu 3 phong tục trên là hương sắc của ngày Tết thì đây chính là nguồn cội. Chúng ta đều phải hiểu rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đặt niềm tin nơi đâu, nơi đó sẽ cho bạn một sự bình yên.

Nấu bánh chưng bánh tét

Những năm trước đây, tục lệ này thường chỉ được thấy ở những vùng quê đất rộng, đông con. Nhưng hiện nay thì nó dần trở thành quen thuộc đối với cả dân thành thị. Trời bắt đầu sang xuân, nhất là những tháng gần Tết là nhà nhà đua nhau đi mua lá về gói bánh. Tuy sẽ có người nấu ngon nấu không đạt nhưng nó lại mang một ý nghĩa sâu hơn. Cả nhà cùng nhau gói rồi nấu bánh, chờ bánh chín và nhận thành quả. Đó là niềm vui năm mới của cả gia đình, đoàn tụ, quây quần cùng nhau.

Ai đi xa quê, chắc sẽ nhớ về tục lệ ngày Tết gói bánh này ở quê nhà. Bởi không phải ở đâu chúng ta cũng có thể có được không khí Tết như nơi đây.

Tục đón Giao thừa

Tục nói rằng, giao thừa chính là lúc trời đất gặp nhau. Lúc này, mọi linh khí mang đến cảm giác dâng trào đến khó tả. Bàn cúng Giao thừa đánh dấu cho việc kết thúc năm cũ, bắt đầu chào đón năm mới hưng vượng hơn. Một mâm cúng mặn hoặc trái cây cho Giao thừa là tùy vào mỗi nhà. Đồng thời, trên bàn thờ Tổ tiên cũng phải có những loại trái cây truyền thống. Miền Nam thường có “Cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài hoặc Thơm”.



Xông đất Mồng 1

Tục lệ ngày Tết của Việt Nam thú vị nhất chính là xông đất vào Mồng 1. Người bước vào nhà của chủ nhân đầu tiên phải là người hợp số mệnh; tài vận thì mới đem đến được sự may mắn cả năm cho chủ nhà. Vì thế, người kỹ tính thường lựa chọn rất kỹ người bước vào nhà mình ngày Mồng 1 Tết. Hay người có tang trong năm sẽ tự khắc biết và sẽ không đến thăm nhà vào ngày đầu tiên của năm này.

Đây chính là 6 phong tục truyền thống của người Việt Nam. Chắc rằng khi bất cứ ai đi đâu vẫn sẽ nhớ về nơi Cha đất Tổ. Gắn liền với tuổi thơ, cùng những tục lệ ngày Tết đặc biệt mà không đâu có được.


Xem thêm
Tết Âm Lịch

Phong tục ba ngày Tết

By     Không có nhận xét nào:
Từ xưa đã có câu: “Mùng 1 Tết Cha – Mùng 2 Tết Mẹ – Mùng 3 Tết Thầy”. Nhưng đến hiện tại thì rất ít người trẻ hiểu được vì sao lại có phong tục ba ngày Tết như thế này.

Dân gian có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Vì thế, phong tục ba ngày đầu tiên của cái Tết truyền thống mới được ra đời. Để ghi nhớ công ơn của bậc sinh thành, công dạy bảo của thầy cô là điều mà tự mỗi người phải khắc ghi.

Phong tục ba ngày Tết

Phong tục ba ngày Tết nguyên đán hằng năm chính là việc thăm hỏi từng nhà. Là khoảng thời gian gặp lại của những con người bận rộn sau một năm lao động, rất khó để thấy mặt nhau. Cứ mỗi độ xuân về họ đều dành thời gian để hỏi thăm sức khỏe, cùng với lời chúc tốt đẹp.

    Những đứa con làm ăn xa xứ sẽ về thăm bố mẹ.
    Anh em xa quê sum họp, tề tựu bên mâm cơm gia đình.
    Những đứa học trò nhỏ lại đến thăm thầy, thăm cô.
    Cả những người sống nơi đất khách quê người về lại với quê hương.
    Hay người còn sống đến viếng mộ ông bà, tổ tiên.

Đây toàn là hình ảnh đẹp của cả một dân tộc tương thân tương ái. Cũng nhờ Tết và phong tục ngày Tết người ta mới có thời gian nhớ về nhau. Trân trọng người trước mặt và dành thời gian bên nhau nhiều hơn.
phong tục tết cổ truyền việt nam

Phong tục mừng tuổi – Lì xì ngày Tết nguyên đán
Mùng 1 Tết Cha, mùng 2 Tết Mẹ, mùng 3 Tết Thầy

Theo phong tục ngày Tết nguyên đán của người Việt thì Cha ở đây chính là họ hàng bên nội. Mùng 1 Tết là ngày dành để đến thăm gia đình, dòng họ nội. Ngày đầu năm để cũng bái gia tiên, thăm mừng thọ ông bà, cha mẹ. Mọi người sẽ tề tựu bên mâm cơm năm mới, chào đón mọi sự sung túc hơn.

Phong tục ngày đầu tiên của Tết cổ truyền diễn ra khá trang nghiêm. Thường thì ông bà, người lớn tuổi nhất sẽ ngồi nghiêm chỉnh để được con cháu thăm hỏi; nhận những lời chúc tốt lành từ con cháu. Sau đó là phần mừng tuổi – là phần các đứa trẻ thích nhất mỗi đỗ xuân sang. Những phong bì đỏ cùng với lời mừng may mắn, đủ đầy và sức khỏe khi bước sang tuổi mới. Ông bà sẽ sống khỏe mạnh cùng con cùng cháu.

Mâm cơm ngày Tết mang lại rất nhiều ý nghĩa. Nó chứa đựng cả khoảng trời của tuổi thơ mỗi người. Vì vậy, 3 ngày đầu tiên này thường rất thịnh soạn, mọi người đông đủ mang đến không khí của ngày lễ lớn. Vô cùng ý nghĩa và ấm áp.

Mùng 2 Tết Mẹ chính là ngày dành cho gia đình họ ngoại. Và mùng 2 Tết cũng có nghi thức trang trọng như ngày mùng 1. Con cái kính trọng, mừng tuổi chúc Tết bố mẹ, cháu chắt chúc sức khỏe, mong ông bà được sống lâu. Và đặc biệt nhất là nhận lì xì đầu năm. Mọi điều này tuy nhỏ nhoi nhưng mang một ý nghĩa khá to lớn. Nó không phải vật chất, mà đó là tình thương yêu, niềm hy vọng một năm mới sang tốt đẹp hơn.

Sẽ càng ý nghĩa hơn với những người con xa xứ, xa quê hương có dịp để trở về. Quây quần bên mâm cơm gia đình cùng với tất cả người thân yêu. Là sợi dây vô hình kết nối tình thương của người không được sống gần nhau. Đi xa mới nhớ, mới biết trân trọng từng giây phút được ở bên cạnh.

Ngày mùng 3 còn lại là dành cho thầy cô. Ghi nhớ công ơn của người chắp cánh ước mơ, “người lái đò thầm lặng”. Còn là dịp thầy trò gặp nhau, chia sẻ mọi điều đã xảy ra trong năm cũ. Bạn bè gặp lại nhau, ôn lại kỷ niệm tuổi học trò cùng hoài bão đã đạt được. Ấm áp, chân thành mà hiếm một đất nước nào có được phong tục truyền thống như người Việt ta.

Phong tục ba ngày Tết là điều mà tổ tiên chúng ta luôn mong muốn con cháu mình gìn giữ cho đến muôn đời sau. Sum họp gia đình, giữ vừng mối quan hệ tốt đẹp nhất trong cuộc sống nay. Nhất là mỗi năm trôi qua, con người đều sẽ thay đổi; gặp để biết chúng ta đã làm được gì hay bỏ lỡ điều gì. Bước sang năm mới hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.

Chúng ta nên biết rằng, đằng sau sự thật rằng ngày Tết mỗi năm để nghĩ ngơi thì nó còn có một ý nghĩa to lớn hơn. Đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đừng để thời gian trôi qua bạn mới giật mình nhìn lại, hối hận với những ngày Tết mình không trọn vẹn. Thời gian chẳng đợi ai bao giờ, mỗi năm Tết đến là mỗi năm sẽ mất đi và chúng ta sẽ già thêm. Phong tục ba ngày Tết cổ truyền như những lời nhắc nhở thầm lặng. Bạn nhớ về – Bạn thực hiện – Bạn sẽ có cuộc sống an nhiên hơn. Bắt đầu một năm mới với gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất.
Xem thêm
Tết Âm Lịch

Cách bài trí bàn thờ ngày Tết

By     Không có nhận xét nào:
Đối với người Việt, Tết là thời điểm quan trọng nhất của một năm. Thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, nên ai cũng mong chờ mọi điều tốt đẹp hơn. Điều đầu tiên đó chính là trưng bày bàn thờ ngày Tết làm sao cho thật ấm cúng, đủ đầy.

Bàn thờ gia tiên chính là niềm tin của mỗi con người đất Việt. Mọi sự gởi gắm những mong ước trọn vẹn hơn khi bắt đầu một năm mới. Ai ai cũng mang trong lòng một tình yêu, sự kính trọng đối với bật Tổ tiên đã mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp của hiện tại.

Tùy vào hoàn cảnh của mỗi người, điều kiện sống thì mỗi nhà đều có cách bày trí bàn thờ ông bà khác nhau. Nhưng trên hết họ đều có một lòng chân thành, nhớ ơn bề trên đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình.


Điều lưu ý khi bày bàn thờ ngày Tết cổ truyền

Theo phong thủy, việc bày cúng bàn thờ cần đúng cách. Không quá dư thừa nhưng cũng không được thiếu thốn những món vật quan trọng. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” luôn là quan niệm sống của hầu hết mọi người. Chính vì vậy, việc lựa chọn vị trí, đồ cúng và câu niệm cũng phải chuẩn xác.
Bàn thờ gia tiên phải luôn sạch sẽ

Bàn thờ trong mỗi gia đình là nơi thiêng liêng, luôn cần được kính trọng. Và sạch sẽ là điều quan tâm hàng đầu khi thờ cúng ông bà Tổ tiên. Đừng để đến cận Tết mới thực hiện việc lau chùi, quét dọn bàn thờ. Bởi vì chúng ta phải biết rằng đó là nơi ông bà về ngự, là nơi cần được tôn trọng và giữ gìn sạch sẽ. Điều này vừa thể hiện thói quen sống và nhất là lòng hiếu thảo của mỗi con người. Vì dù một người đã mất đi, bàn thờ chính là hiện thân của họ ở cõi phàm để con cháu mãi nhớ về và biết ơn.

Hãy thật cẩn thận, tỉ mỉ khi dọn dẹp bàn thờ. Tránh sử dụng vật dụng cho bàn thờ chung với những hoạt động khác ở trong nhà. Bao gồm khăn lau, chổi quét bụi, ly nước, bình hoa,… Mọi thứ cần được giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp. Ngoài việc lau bàn thờ bằng nước sạch, bạn cũng có thể chọn loại nước lá trầu, rượu trắng hay lá bồ để sử dụng.
Đánh bóng bộ lư đồng và bát hương

Trong cách bày bàn thờ ngày Tết thì khô thể nào thiếu lư đồng và bát hương. Đó là hai vật phẩm luôn luôn có trên bàn thờ của người Việt Nam. Khác với việc lau bụi thường xuyên thì lư đồng chỉ cần đánh bóng 1 năm 1 lần mà thôi. Vì vậy, bạn sẽ thấy khoảng thời gian giáp Tết các ông bố thường sẽ tìm đến những nơi làm đánh bóng lư đồng. Chỉ trong nháy mắt, những chiếc lư, chân đèn đồng đều trở nên sáng bóng. Góp phần mang đến một diện mạo mới mẻ, tươi sáng hơn để bắt đầu một năm mới.

Mỗi độ xuân về, Tết đến thì những việc dọn dẹp này thường dành cho các bậc nam nhân. Vừa thể hiện lòng hiếu kính của mình vừa giúp được người phụ nữ của gia đình sau một năm dài vất vả. Chia sẻ công việc, chan hòa tình thương của cả gia đình cũng là ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. Bởi cuộc sống đôi lúc bận rộn nhưng vẫn có thời gian lắng lại để cảm nhận yêu thương.
Chuẩn bị đồ cúng gia tiên

Sau những công việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ thì đó là lúc lựa chọn những món đồ cúng. Việc trưng bày bàn thờ ngày Tết truyền thống không bao giờ là chuyện đơn giản. Mọi điều đều được truyền từ đời này sang đời khác, mẹ truyền con nghe; hay cha truyền con nối. Đây là một truyền thống tốt đẹp luôn cần được gìn giữ và phát huy.

Chắc chắn rằng, đây không phải là một việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Người điều khiển những buổi cúng Tổ tiên này cần có một kiến thức nhất định. Đầu tiên là xem hướng của ngôi nhà, tuổi và vận hạn của cả gia đình gia chủ. Sau đó họ mới biết được hướng cúng hợp trong năm mới là gì, như vậy mọi thứ sẽ chu đáo hơn. Năm mới bắt đầu mọi điều đến đều thuận lợi, thành công.

Cách bày trí trên bàn thờ gia tiên ngày Tết như thế nào?

Trên bàn thờ cúng Tết, mỗi vị trí đã được sắp đặt cố định từ trước đến nay. Cụ thể như sau:

 - Chính giữa là chỗ để đặt bát hương, và trong đó có một cây trụ để sử dụng nhan khoanh ngày tết
 - Chuẩn bị thêm 2 bát hương đặt bên trái và phải tạo một hình tam giác
 - Hai góc ngoài bàn thờ lúc nào cũng phải có 2 cần đèn dầu hoặc đèn cầy. Chúng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng
 - Đồ cúng trên bàn thờ thường là một bộ quần áo, giấy tiền vàng mã. Hiện nay thì có thêm nhà cửa, xe cộ, điện thoại,…
 - Ngoài ra, không thể nào thiếu chung nhỏ, bình trà và một mâm ngũ quả truyền thống
 - Đừng quên một bình rượu ngon, bánh mứt hay bánh chưng bánh giầy thêm phần sung túc hơn
 - Trưng bày những bình hoa tươi trên bàn thờ thể hiện sự tươi mới trong năm mới đến

Về mâm ngủ quả, thông thường thói quen bày bàn thờ ngày Tết của người Nam và người Bắc hơi khác nhau. Nếu là người miền nam người ta thường chọn “cầu - sung - dừa - đủ - xoài”; còn người miền bắc thì lại chọn Phật thủ, chuối có hình bàn tay mang ý nghĩa bao bọc, bảo vệ. Hoặc cũng có thể là món dưa hấu, bưởi nguyên cành đều mang lại những hương sắc đặc trưng cho mùa Tết.

Trên đây là những dòng chia sẻ của tetamlich về những lưu ý nhỏ trong những ngày Tết gần kề. Chúc mọi người có một năm mới đầy đủ, sung túc - ấm no và thật nhiều may mắn.
Xem thêm